Tóc Tẩy Có Nên Hấp Dầu Không? Nên Làm Hấp Dầu Gì Tốt Nhất?

Hấp dầu là một kỹ thuật phổ lên tóc các dưỡng chất cần thiết để giúp tóc trở nên khỏe và bóng mượt hơn. Từ lâu nó đã được nhiều người lựa chọn để cải thiện cho mái tóc của mình. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không biết sau khi tóc tẩy có nên hấp dầu hay không? Và sử dụng phương pháp hấp dầu nào đạt hiệu quả tốt nhất? Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông tin để giải đáp các vấn đề này nhé. 

Tóc tẩy có nên hấp dầu hay không?

Tóc tẩy có nên hấp dầu hay không? 
Tóc tẩy có nên hấp dầu hay không?

Việc sau khi tóc tẩy có nên hấp dầu hay không là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Có thể thấy, sau khi tẩy tóc, tóc chúng ta thường bị khô xơ, gãy ngọn bởi tác dụng của hóa chất đã phá hủy cấu trúc của tóc. Chính vì vậy, lúc này bạn cần tìm đến các phương pháp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tóc.

Trong đó thì việc hấp dầu cho tóc chính là một trong những phương pháp tuyệt vời dành cho tóc tẩy. Nó sẽ giúp cân bằng độ ẩm, giảm tình trạng khô xơ, gãy ngọn… điều này là rất tốt đối với tóc sau khi quá trình tẩy. 

Sau khi thực hiện tẩy tóc, thì việc tóc được hấp dầu từ 1-2 lần mỗi tháng sẽ giúp tóc được cung cấp các dưỡng chất cần thiết, để tóc trở nên bóng mượt và có sức sống hơn. Tuy nhiên, nếu tóc tẩy đã được nhuộm thì bạn không nên hấp dầu ngay, bởi nó sẽ khiến tóc không hấp thụ được các dưỡng chất, đồng thời khiến cho việc thẩm thấu màu bị cản trở. Chính vì vậy mà thời gian hấp dầu tốt nhất là tối thiểu sau 2 ngày. 

Cùng với đó thì bạn cũng không nên hấp dầu quá nhiều lần. Bởi nó có thể khiến cho tóc bị bết, bắt bụi cũng như có những tác dụng phụ. Theo nhiều khuyến cáo từ chuyên gia thì với tóc tẩy  bạn chỉ nên hấp tóc sau khi tẩy từ 2-3  lần mỗi tháng. 

Bài cùng chủ đề:

Tẩy tóc xong có nên nhuộm luôn không?

Tóc tẩy có nên sấy không?

Tẩy tóc xong có nên gội đầu không?

Tóc tẩy có nên nhuộm đen không?

Những công dụng tuyệt vời khi hấp dầu cho tóc tẩy

Những công dụng tuyệt vời khi hấp dầu cho tóc tẩy
Những công dụng tuyệt vời khi hấp dầu cho tóc tẩy

Sau khi tìm hiểu Tóc tẩy có nên hấp dầu không thì chúng ta có thể khẳng định, là hấp dầu sẽ rất tốt cho tóc tẩy. Hấp dầu cho tóc tẩy là một trong những phương pháp chăm sóc tóc hiệu quả và tốt nhất. Có nhiều công dụng tuyệt vời khi hấp dầu cho tóc tẩy, chúng ta có thể kể đến như:

Phục hồi tóc yếu: Quá trình tẩy tóc sẽ ít nhiều làm tóc trở nên yếu đi, khô xơ và thiếu độ bóng mượt. Hấp dầu giúp cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho tóc, giúp tóc nhanh chóng phục hồi và trở nên mềm mượt, khỏe đẹp hơn.

Tăng cường sự bóng mượt: Sau khi tẩy tóc, tóc có thể mất đi độ bóng tự nhiên. Hấp dầu giúp cân bằng độ ẩm và tạo lớp bảo vệ cho tóc, giúp tóc trở nên bóng mượt và óng ả hơn.

Giảm thiểu tác động hóa chất: Quá trình tẩy tóc sử dụng các hóa chất mạnh để thay đổi màu sắc của tóc. Hấp dầu giúp làm dịu và giảm thiểu tác động của các hóa chất này lên tóc, giữ cho tóc được bảo vệ và khỏe mạnh hơn.

Thư giãn và thúc đẩy tuần hoàn máu: Việc hấp dầu cho tóc tẩy cũng giúp thư giãn và thúc đẩy tuần hoàn máu trong da đầu, giúp tóc mọc khỏe mạnh và nhanh chóng.

Tẩy tóc nên sử dụng loại hấp dầu gì?

Tẩy tóc nên sử dụng loại hấp dầu gì?
Tẩy tóc nên sử dụng loại hấp dầu gì?

Khi tẩy tóc, việc sử dụng loại hấp dầu phù hợp là một bước quan trọng trong việc chăm sóc và phục hồi tóc sau quá trình hóa chất tẩy. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng phương pháp hấp dầu nào để đạt hiệu quả cao nhất cho quá trình phục hồi tóc tẩy. Đây cũng là vấn đề quan trọng sau khi tìm hiểu tóc tẩy có nên hấp dầu không mà chúng ta cần tìm hiểu. Trước tiên, chúng ta sẽ điểm qua 3 phương pháp hấp tóc phổ biến. đó là: 

Hấp dưỡng (hấp nóng)

Phương pháp hấp dưỡng thường được sử dụng để nuôi dưỡng tóc, giúp tóc luôn bóng và mềm mượt. Đối với tóc đã được nhuộm, hấp dưỡng cũng giúp giữ được màu nhuộm tóc đẹp và tươi sáng hơn. Hấp dưỡng thường sử dụng nhiệt độ nóng để làm tăng hiệu quả thẩm thấu dưỡng chất vào tóc.

Hấp chữa trị (hấp lạnh)

Loại hấp dầu này thường được thực hiện khi tóc bị khô, xơ nghiêm trọng và hư tổn sau quá trình tẩy tóc. Biện pháp này giúp diệt khuẩn, làm dịu da đầu và cung cấp oxi cho tóc, giúp tóc phục hồi và khôi phục lại sự mạnh mẽ và sức sống.

Hấp spa

Loại hấp dầu này không chỉ tập trung vào chăm sóc tóc mà còn giúp thư giãn da đầu và tinh thần. Hấp spa giúp bạn cảm nhận được sự thoải mái và thư giãn, giúp tinh thần luôn sảng khoái và phấn chấn.

Qua tìm hiểu về tác dụng cụ thể của 3 phương pháp hấp dầu, chúng ta có thể thấy với phương pháp hấp chữa trị, hay hấp lạnh là phù hợp nhất với mái tóc vừa tẩy xong. Đây là phương pháp hiệu quả nhất cho việc phục hồi nhanh chóng mái tóc sau khi tẩy.

Với tóc tẩy, có nên tự hấp dầu tại nhà hay không? 

Sau khi tìm hiểu tóc tẩy có nên hấp dầu tại nhà hay không, chắc hẳn nhiều bạn đang quan tâm tới việc có thể tự hấp tóc tại nhà cho tóc tẩy hay không? 

Thông thường, với mái tóc chưa qua những tác động mạnh của việc tẩy, uốn, duỗi… thì việc hấp tại nhà vẫn luôn được khuyến khích. Nó mang tới sự tiện lợi, tiết kiệm và hiệu quả cũng rất cao. Và thực tế thì rất nhiều chị em vẫn tự thực hiện phương pháp hấp dầu cho tóc ngay tại nhà. 

Tuy nhiên, với mái tóc đã trải qua quá trình tẩy, thì việc hấp tại nhà sẽ có hiệu quả chưa cao. Bạn nên đến với các salon tóc uy tín, để thực hiện hấp tóc. Tại đây, với việc sử dụng các loại dầu hấp tốt nhất, phù hợp nhất với từng loại tóc. Được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia về tóc, kết hợp với các loại máy móc hiện đại, chắc chắn sẽ giúp mái tóc tẩy của bạn nhanh chóng phục hồi và khỏe đẹp hơn. 

Lời kết

Tẩy tóc là một công đoạn không thể bỏ qua nếu như bạn muốn thay đổi màu sắc cho mái tóc của mình, đặc biệt là các màu tươi sáng. Nhưng nó lại khiến mái tóc của chúng ta bị yếu và hư tổn rất nhiều. Chính vì vậy, để giúp mái tóc của mình trở nhanh chóng phục hồi hư tổn. Thì hấp dầu chính là phương pháp tuyệt vời mà nhiều chị em vẫn luôn tin tưởng lựa chọn. 

Hy vọng với những thông tin mà Tóc đẹp Sài Gòn cung cấp trên đây, sẽ giúp cho bạn giải đáp được thắc mắc tóc tẩy có nên hấp dầu hay không. Chúc bạn sở hữu được mái tóc khỏe đẹp, mềm mượt như ý muốn nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *